Khi cuộc sống chậm lại, bạn trẻ nên quan tâm điều gì?

Ngày đăng: 06:14 PM 23/08/2021 - Lượt xem: 2122

 

Sống chậm thời kì giãn cách xã hội khiến người trẻ nhận ra nhiều thứ trong đó có nhiều điều cần lưu tâm để phát triển bản thân, nâng cấp năng lực và tư duy của mình, chuẩn bị một bộ não “khỏe” để bắt nhịp công việc và cuộc sống sau thời kì giãn cách dịch bệnh.

 

  1. Mối Quan Hệ:

Xây dựng quan hệ là chủ đề ít được quan tâm dù nó là yếu tố quyết định sự thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Khả năng xây dựng mối quan hệ giúp bạn tạo lập được sự tin tưởng cùng sự kết nối lâu bền với mọi người. Thêm vào đó, những yếu tố cần thiết để bạn thiết lập các mối quan hệ cũng chính là những yếu tố giúp bạn trở thành một người tử tế, nhẫn nại và dễ chịu hơn. Vậy nên, bạn có thể xem việc thiết lập mối quan hệ như một lý tưởng sống của bản thân, một cách hỗ trợ bạn phát triển cả về cuộc sống cá nhân lẫn công việc và tinh thần.

 

Nhiều người trong chúng ta có khuynh hướng vồ vập hoặc đòi hỏi quá nhiều ở người khác trong khi bình thường lại chẳng để ý đến việc thiết lập các mối quan hệ. Nhưng trong đa số trường hợp, điều đó đã phản tác dụng, thậm chí còn là sự hủy hoại. Do hành động hấp tấp và thiếu sự kết nối cần thiết nên bạn không thể đạt được mục đích của mình.

 

Đối với giai đoạn giãn cách xã hội ở nhiều thành phố lớn thì đây là lúc mà việc quan tâm đến mối quan hệ xung quanh là rất hữu ích. Bạn bè, gia đình, đối tác, khách hàng tiềm năng,…mọi thứ lúc này chỉ cần quan tâm, cảm thông, động viên nhau và cùng nhau cố gắng để vượt qua lúc khó khăn chung này. Phần nào đó mối quan hệ vẫn giữ được ấm và có lúc bạn cũng cần đến hoặc ít nhất cũng giữ được sự liên hệ tốt với nhau, tăng niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống.

 

  1. Nâng cấp bản thân:

Muốn thành công thì chúng ta phải không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân. Hãy học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn và phát triển bản thân mình một cách tốt nhất có thể.

 

Hãy xem lại chính mình, điểm mạnh điểm yếu hoặc chưa hoàn thiện mà tự động nâng cấp mình lên trong lúc đang có nhiều thời gian tại gia. Khi mọi thứ chạy theo tiền, kế hoạch, mục tiêu, và cạnh tranh, lúc đó bạn sẽ không có nhiều thời gian để ngẫm và nhìn lại chính mình, quá trình hoàn thiện rất chậm. Vậy nên lúc này là lúc bạn phải nỗ lực tăng tốc hoàn thiện mình, khi guồng quay kinh tế bắt đầu lại, bạn sẽ mạnh mẽ tăng tốc và đạt mục tiêu mình đặt ra nhanh hơn.

 

 

 

  1. Rèn luyện sức khoẻ là thói quen:

Khi không có thời gian bạn đủ lý do để không tập thể thao và tạo thói quen thể dục mỗi ngày. Khi mọi thứ chậm lại và bạn có nhiều thời gian rỗi, đừng lãng phí, hãy lên lịch mỗi ngày thể dục tại chỗ bằng nhiều cách để tạo thói quen cho mình. Tác dụng từ việc khoẻ mạnh là sức đề kháng của bạn tăng lên và đảm bảo được cường độ làm việc cao khi mọi hoạt động trở lại bình thường.

 

 

  1. Thói quen ăn uống chuẩn lại:

Hầu hết thói quen ăn uống khi bận rộn đều không theo lịch và không đảm bảo thời gian. Hậu quả là bao tử, dạ dày, stress xuất hiện ảnh hưởng đến tình trạng chung sức khoẻ. Nên nhân lúc cuộc sống chậm lại và ta có thể sắp xếp lại thói quen ăn uống theo giờ giấc hợp lý thì bạn hãy nhân cơ hội này tạp lại thói quen cho mình nhé. Lợi ích rõ ràng của chế độ ăn uống đầy đủ và đúng giờ sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ, sung sức và đày năng lượng khi bắt đầu trở lại đường đua.

 

 

 

  1. Kế hoạch sẵn có, sẵn sàng hành động.

Đừng dừng lại, bạn hãy duy trì công việc Work From Home đều đặn. Kiểm tra lại bảng kế hoạch, bổ sung điều chỉnh phù hợp. Tăng lượng khách hàng tiềm năng tối đa vào thời điểm này. Đừng bỏ lỡ cơ hội gia tăng khách hàng vào thời điểm này. Mọi người cũng đang có thời gian, họ rất muốn biết bạn sẽ giúp được gì cho họ sau khi mọi thứ trở lại.

 

 

Hãy nhớ, duy trì công việc như một thói quen mà bạn vẫn làm. Tâm lý thư giãn, chuẩn bị sẵn sàng cho việc trở lại mạnh mẽ khi bạn đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ nhất như tôi chia sẻ trên đây.

 

—————-<#Anthony>—————

BT T.Phuong

#Locksdown #Covid #HCM #HN

#DGH #RSI #Dstore #Damode

#DOLOMen #DHouse #BM #DNut

#DReal #DMedia #Anthony #Ho

 

Facebook